Melanie Murphy, một youtuber người Ireland, thừa nhận: “Tôi nghiện các loại thực phẩm được sản xuất công nghiệp như bánh tars, xúc xích và Coca-Cola…”. Nó là khởi đầu cho cuộc đấu tranh kéo dài 15 năm với chứng rối loạn ăn uống và nghiện đồ ăn của cô.
Nhưng điều gì xảy ra khi bạn quyết định từ bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm siêu chế biến? Hãy đọc tiếp để khám phá hành trình đáng ngạc nhiên của Melanie và biết đâu điều này lại có thể giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.
Trước khi đi sâu vào câu chuyện của Melanie, điều quan trọng là phải hiểu được quy mô của vấn đề.
Những nguy hiểm của thực phẩm siêu chế biến
Theo một nghiên cứu về chế độ ăn uống và sức khỏe của NIH-AARP được phát triển tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến sẽ rút ngắn tuổi thọ. Nguy cơ tăng lên tới 14% đối với phụ nữ và 15% đối với nam giới. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn thực phẩm siêu chế biến có khả năng tử vong vì bệnh tim hoặc tiểu đường cao hơn 10% so với những người không ăn. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này thường là người trẻ và thừa cân.
“Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng lượng thực phẩm siêu chế biến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tuổi thọ”, Erikka Loftfield – tác giả chính của nghiên cứu, một nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Quốc gia ở Bethesda, Maryland cho biết.
Nỗi lo về sức khỏe của Melanie và thử thách hai tháng
Sau một cơn hoảng loạn về sức khỏe vào tháng 2, Melanie thấy mình không thể ăn hầu hết các loại thực phẩm. Khi hồi phục, cô chỉ thèm những thực phẩm nguyên chất như trứng, củ cải đường và thịt bò bít tết hữu cơ.
Sự thay đổi bất ngờ này khiến cô bắt đầu hành trình kéo dài hai tháng chỉ ăn những thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến. “Tôi chỉ ăn đi ăn lại rất nhiều những thứ đó với muối hồng. Tôi cảm thấy thoải mái về điều đó”, Melanie nhớ lại trong một bài chia sẻ của mình.
Những lợi ích đáng ngạc nhiên của việc bỏ thực phẩm siêu chế biến
Sau hai tháng thay đổi thói quen ăn uống, kết quả mà Melanie nhận được thật ấn tượng. “Giống như lớp sương mù não đã được gỡ bỏ”, Melanie kể lại. Cô ít bị đau khớp, ngủ ngon hơn, mức năng lượng ổn định, da được cải thiện và giảm cân đáng kể.
“Sau khi mắc COVID, tôi chỉ thấy mệt. Tôi thậm chí không thể dọn dẹp nhà bếp mà không bị hụt hơi. Tôi đã ốm đến mức đó. Nhưng bây giờ, tôi đã lấy lại được khả năng đi bộ nhanh. Tôi đang tập yoga và tham gia các hoạt động khác”, Melanie chia sẻ. Kết quả là, giờ đây cô có hệ tiêu hóa tốt hơn và tăng sức bền thể chất.
Trải nghiệm của Melanie đã thay đổi mối quan hệ của cô với thực phẩm. “Tôi cảm thấy vị giác của mình đã thay đổi”, cô nói. Với cô, những thực phẩm nguyên chất đơn giản giờ đây có hương vị vô cùng thỏa mãn. Quan trọng hơn, cô đã chuyển trọng tâm từ cân nặng sang sức khỏe tổng thể. “Đó là về cảm giác, về cách tôi cảm thấy. Tôi cảm thấy rất khỏe mạnh, thậm chí khỏe hơn cả mười năm trước”, cô nói thêm.
Mặc dù lợi ích sức khỏe đã rõ ràng, Melanie thừa nhận những khó khăn của việc thay đổi lối sống này. “Phần khó khăn là phải chuẩn bị. Chuẩn bị sẵn những thứ này trong nhà, mang theo khi đi xa không phải lúc nào cũng dễ dàng”, cô thừa nhận. Cô cũng lưu ý đến những thách thức về mặt xã hội, bao gồm cả sự nhận xét của người khác.
Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang ăn quá nhiều thực phẩm siêu chế biến
Hành trình của Melanie có thể rất hấp dẫn và truyền cảm hứng cho nhiều người nhưng điều quan trọng là phải nhận ra những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến.
Theo bác sĩ tim mạch Stephen Devries, Giám đốc điều hành của Viện giáo dục phi lợi nhuận Gaples tại Chicago (Hoa Kỳ), dữ liệu gần đây cho thấy 57% lượng calo nạp vào ở người lớn đến từ thực phẩm siêu chế biến. Đối với trẻ em, đáng buồn là con số này thậm chí còn cao hơn – 67%.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang ăn quá nhiều thực phẩm chế biến mà mọi người cần chú ý:
– Tăng cân không rõ nguyên nhân: Thực phẩm siêu chế biến chứa nhiều calo, có ít hoặc không có chất xơ hay các chất dinh dưỡng lành mạnh, thúc đẩy việc tiêu thụ quá mức và tăng cân.
– Khát nước liên tục: Phòng khám Mayo cảnh báo rằng thực phẩm chế biến thường chứa hàm lượng natri cao, có thể dẫn đến tình trạng khát nước dai dẳng.
– Đau đầu thường xuyên: Nếu bạn bị đau đầu nhiều hơn bình thường, chế độ ăn uống của bạn do nitrit, chất bảo quản phổ biến trong thịt chế biến, có thể là nguyên nhân.
– Đầy hơi dai dẳng: Nhiều loại thực phẩm chế biến có hàm lượng natri cao, khiến cơ thể bạn giữ nước và có thể khiến dạ dày bạn bị đầy hơi.
– Các vấn đề về da: Học viện Da liễu Hoa Kỳ lưu ý rằng, nếu bạn tiêu thụ nhiều thực phẩm và đồ uống có chỉ số đường huyết cao thì sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, dẫn đến các vấn đề về da.
– Đường huyết cao: Thực phẩm chế biến có thể ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu của bạn, Harvard Health báo cáo.
– Mệt mỏi liên tục: Thực phẩm chế biến nhiều và nhiều đường là một trong những thủ phạm lớn nhất trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến mệt mỏi.
– Chất lượng giấc ngủ kém: Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn một chế độ ăn không lành mạnh với nhiều thực phẩm chế biến có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ sâu (còn gọi là giấc ngủ sóng chậm) của mọi người.
– Đói liên tục: Nhiều người không biết rằng thực phẩm chúng ta mua có rất nhiều chất phụ gia độc hại ẩn núp trong đó. Điều này có nghĩa là chúng đã bị thay đổi theo cách thực sự khiến bạn đói hơn và chiếm đoạt não để làm tệ hơn thói quen ăn uống theo cảm xúc của bạn.
Nếu bạn thích bài viết này, hãy áp dụng ngay các cách giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể.